Phần mềm máy tính là một giao thức trung gian hỗ trợ người dùng sử dụng phần cứng của máy tính hiệu quả. Vậy phần mềm máy tính là gì? Loại phần mềm nào chất lượng nhất? Cùng Technox tìm hiểu chi tiết về định nghĩa, các loại phần mềm máy tính và đánh giá chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Phần mềm máy tính là gì ?
Phần mềm máy tính – Software hay còn được viết tắt là SW hay S/W. Loại phần mềm này là một tập hợp các hướng dẫn hỗ trợ người dùng tương tác với máy tính, phần cứng hoặc thực hiện các tác vụ cần thiết. Chúng cũng chứa nhiều dữ liệu quan trọng để đảm bảo tự động thực hiện các chức năng, nhiệm vụ do nhà phát triển thiết lập.
Để thực hiện được nhiệm vụ, chức năng thì phần mềm sẽ gửi trực tiếp chỉ thị đến phần cứng hoặc cung cấp dữ liệu phục vụ cho phần mềm hoặc các chương trình khác. Không có sự hỗ trợ của các chương trình phần mềm máy thì thì hoạt động trên máy tính sẽ trở nên vô nghĩa. Cụ thể, không có phần mềm trình duyệt Internet bạn sẽ không thể làm việc, học tập, lướt web,…
Lịch sử phát triển của phần mềm
Lịch sử phát triển của phần mềm máy tính trải qua một hành trình dài và ngày càng phát triển. Dưới đây là một số cột mốc tổng quan về lịch sử phát triển của phần mềm:
- Năm 1948: Tom Kilburn là người đầu tiên viết ra phần mềm điện tử Manchester Baby.
- Năm 1950: General Motors đã tạo ra hệ điều hành đầu tiên cho máy dưới dạng dữ liệu điện tử có tên là General Motors/ GM. Cho đến năm 1956, nhà thống kê John Tukey đã sử dụng phần mềm word và thiết lập ra một bài báo về phần mềm máy tính.
- Năm 1960: Đĩa mềm được ra mắt và sử dụng nhiều trên thị trường để phân phối phần mềm.
- Năm 1971: AT&T đã phát hành ra phiên bản của Unix OS lần đầu tiên
- Năm 1977: Apple đã thành công trong việc phát triển phần mềm Apple II.
- Năm 1979: VisiCorp phát hành phần mềm bảng tính đầu tiên cho Visicalc sử dụng cho Apple II và dành cho máy tính cá nhân.
- Năm 1980: Ổ cứng tiêu chuẩn trên PC được các nhà sản xuất bắt đầu đóng gói phần mềm máy tính.
- Năm 1981: MS-DOS đã được Microsoft phát hành thành công.
- Năm 1983: Trào lưu phần mềm tự do được khởi xướng bởi dự án Linux GNU của Richard Stallman tạo ra một hệ điều hành mới giống với Unix có thể sao chép và sửa đổi.
- Năm 1984: Mac OS đã thực hiện thành công dòng Macintosh của Apple.
- Năm 1985: Microsoft Window 1.0 đã được phát hành lần đầu tiên.
- Năm 1991: Linux kernel đã được phát hành, đi kèm với sự ra đời của nhiều công nghệ mới như đồ họa máy tính, mạng máy tính và truyền thông.
- Năm 1997: DVD được ra mắt và dần thay thế CD vì có thể chứa nhiều dữ liệu hơn.
- Năm 1999: Salesforce.com sử dụng điện toán đám mây cung cấp qua phần mềm internet được phát hành.
- Năm 2000: Thuật ngữ phần mềm dịch vụ (SaaS) bắt đầu xuất hiện và trở lên thịnh hành.
- Năm 2007: iPhone ra mắt và được ưa chuộng. Có thể thấy rằng, sự xuất hiện của nền tảng như iOS đã thúc đẩy sự phát triển của ứng dụng di động.
- Năm 2010 – nay: Trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (machine learning) đã trở thành xu hướng phát triển quan trọng trong lĩnh vực phần mềm máy tính. Các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo và quản lý dữ liệu đã mở ra những cơ hội mới cho phát triển phần mềm. Ngoài ra, các mô hình phát triển linh hoạt như Agile và DevOps cũng đang trở nên phổ biến.
- Phần mềm có những loại nào ?
Có rất nhiều loại phần mềm máy tính hỗ trợ người dùng xử lý công việc, học tập một cách dễ dàng. Vậy có những loại phần mềm nào? Dưới đây là 5 dạng phần mềm software cơ bản bao gồm:
Xem thêm: Danh mục kiến thức phần mềm
Phần mềm kinh doanh
Phần mềm kinh doanh hay con là một ứng dụng phần mềm dành riêng cho việc quản lý hàng hóa, ghi nhận giao dịch mua bán, thanh toán dễ dàng. Phần mềm này hỗ trợ người dùng thực hiện các công đoạn tổ chức, giám sát và tối ưu hóa quy trình bán hàng từ việc nhập, quản lý hàng tồn kho, tạo đơn, thanh toán cho đến theo dõi khách hàng và thống kê doanh thu. Việc sử dụng phần mềm kinh doanh sẽ dễ dàng quản lý nhiều cửa hàng, không cần nhiều nguồn lực và tránh xảy ra sai sót.
Phần mềm học tập
Một trong những phần mềm máy tính thường được ứng dụng nhiều đối với học sinh, sinh viên hoặc giảng viên là phần mềm học tập. Phần mềm này bao gồm những loại đĩa đã cài chương trình kiến thức, bài kiểm tra, bài thi trắc nghiệm, bài giảng của giáo viên,… trong máy tính. Với cách học tập hiện đại, tiện lợi này sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng tự học, tự kiểm tra kiến thức thường xuyên, hiệu quả.
Phần mềm công cụ
Phần mềm công cụ là phần mềm máy tính được sử dụng để cho người lập trình sử dụng phát triển các phần mềm khác. Phần mềm công cụ thường không phụ thuộc vào một ứng dụng cụ thể mà được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và cho nhiều mục đích khác nhau. Một nhóm phần mềm công cụ thường bao gồm:
- Phần mềm ngôn ngữ;
- Phần mềm công cụ kiểm thử phần mềm;
- Phần mềm công cụ hỗ trợ phát triển phần mềm;
- Phần mềm công cụ khác,…
Phần mềm hệ thống
Phần mềm hệ thống giữ vai trò chủ chốt khi khởi động phần cứng và điều khiển hoạt động trên máy tính. Ngay khi bạn mở máy, phần mềm này sẽ chính thức đi vào hoạt động và thực hiện lệnh của bạn. Nếu không có phần mềm hệ thống thì máy tính sẽ không thể hoạt động, xử lý công việc một cách hiệu quả.
Một số phần mềm hệ thống được sử dụng thường xuyên như:
- Hệ điều hành (OS-Operating System): Phần mềm này được sử dụng để kiểm soát và điều kiện mọi hoạt động trên máy tính. Hệ điều hành còn được coi là trung gian hỗ trợ người dùng thực hiện mọi lệnh trên thiết bị. Hiện nay có 2 hệ điều hành phổ biến là Apple Mac OS và Microsoft Windows.
- BIOS (Basic Input/ Output System): Đây là phần mềm máy tính cơ bản xuất hiện dưới dạng một con chip firmwave đặt trên bo mạch chủ. Khi máy tính mở, BIOS sẽ khởi chạy và truyền thông tin nhanh chóng đến các linh kiện khác.
Phần mềm khác
Bên cạnh những loại phần mềm máy tính trên thì còn một số loại khác hỗ trợ thực hiện các chức năng cho người dùng, cụ thể:
Một số phần mềm máy tính khác như phần mềm ứng dụng, điều khiển, trung gian,…
- Phần mềm ứng dụng: Thực hiện các chức năng cho người dùng hoặc ứng dụng có thể bao gồm một nhóm các chương trình bất kỳ,…
- Phần mềm điều khiển (driver): Một một trình điều khiển sẽ hoạt động đảm bảo việc kết nối máy tính với thiết bị hiệu quả, hỗ trợ các thao tác xử lý công việc.
- Phần mềm trung gian: Được thiết kế đứng giữa 2 phần mềm ứng dụng và hệ thống để giúp kết nối với nhau dễ dàng.
Năm 2025 loại phần mềm nào phổ biến nhất
Trong thời đại 4.0 hiện nay, những loại phần mềm máy tính ngày càng phát triển để đáp ứng xu thế thị trường. Và năm 2025 sẽ là một năm đầy triển vọng thúc đẩy sự phát triển của các phần mềm. Dưới đây là một số phần mềm phổ biến trong năm 2025 như sau:
- Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) và Học máy (Machine Learning – ML): Phần mềm liên quan đến AI và ML dự kiến sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và trở nên phổ biến hơn. Các ứng dụng AI và ML có thể được sử dụng trong lĩnh vực nhận dạng giọng nói, dự báo và phân tích dữ liệu,….
- Trích xuất thông tin và xử lý ngôn ngữ (Natural Language Processing – NLP): Trong năm 2025, phần mềm liên quan đến NLP có thể trở nên ngày càng phổ biến. Các công nghệ NLP có thể được sử dụng để phân tích, hiểu ngôn ngữ tự nhiên và giao tiếp với chatbot hoặc trợ lý ảo,…
- Internet of Things (IoT): Với sự phát triển của IoT, phần mềm liên quan đến quản lý và điều khiển các thiết bị kết nối mạng có thể trở nên ngày càng phổ biến.
Ngoài ra, các loại máy tính trí tuệ nhân tạo cũng được phát triển, song song với sự hỗ trợ giải quyết công việc nhanh chóng.
Lời kết
Trên đây là những thông tin liên quan đến phần mềm máy tính mà Technox muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng qua thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức hữu ích về phần mềm máy tính. Nếu bạn đang cần tư vấn thêm về thông tin trên hoặc gặp bất kỳ khó khăn nào thì hãy liên hệ ngay với Technox để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng nhé!