Cấu trúc website là gì?
Cấu trúc website (Website Structure) là một trong các yếu tố không thể thiếu trong SEO cách sắp xếp tổ, chức và liên kết các nội dung các trang web với nhau. Cấu trúc website chuẩn SEO là đòn bẩy SEO hiệu quả giúp tăng thứ hạng. Tuy nhiên, rất ít người biết cách tối ưu hóa cấu trúc website chuẩn SEO để đạt hiệu quả cao. Bài viết dưới đây Technox sẽ giúp các bạn giải quyết vấn đề này.
Cấu trúc xây dựng 1 website chuẩn seo
Phần Header – Cấu trúc website
Phần Header – Cấu trúc website
Nằm ở đầu website; hiển thị trên tất cả các trang trên web; bao gồm các thành phần cơ bản:
- Thanh menu điều hướng: Nằm bên trong header, chứa link dẫn đến các trang khác trên web (Trang Giới thiệu, Sản phẩm, Liên hệ, Giới thiệu,…).
- Thanh tìm kiếm: Đặt ở góc phải giao diện, được thiết kế đơn giản và nhỏ gọn nhất có thể.
- Banner: Là các hình ảnh được thiết kế bắt mắt để thu hút sự chú ý của khách hàng, phục vụ mục đích quảng cáo sản phẩm/ dịch vụ của đơn vị.
- Slider: Thường nằm ở phía dưới phần Header, có thể là hình ảnh hoặc video, chứa nút kêu gọi hành động CTA.
- Site ID: Là tên web, nằm ở góc trái trên cùng của website, chính là logo doanh nghiệp/ câu slogan ngắn.
Phần Content – Cấu trúc website
Content web có thể ở dạng văn bản, hình ảnh, video, âm thanh và thậm chí cả hình ảnh động nhằm mục đích tăng sự quan tâm của người dùng. Content website thường được tạo với mục đích thu hút khách hàng tiềm năng, tức là làm cho nó có ích với người dùng và công cụ tìm kiếm google. Bạn phải thu hút các từ khóa có liên quan để nhắm mục tiêu đúng người. Từ khóa rất quan trọng trong việc làm tiêu đề và nội dung trang web vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng người truy cập trang.
Do đó, khi bạn tạo content website, hãy đảm bảo rằng bạn đã nghiên cứu các từ khóa liên quan đến ngành của mình trước. Bởi vì điều này thực sự sẽ giúp bạn trong việc tạo nội dung tốt, vì từ khóa có thể là ý tưởng tạo ra nội dung của bạn.
Phần Page footer – Cấu trúc website
Phần Page footer – Cấu trúc website
Footer là phần cuối cùng của trang web được hiển thị ở dưới cùng của màn hình. Thông thường, footer bao gồm một số thông tin nhỏ nhưng quan trọng như tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, email, liên kết đến các trang xã hội và một số liên kết quan trọng khác liên quan đến website. Footer cũng có thể chứa một số thông tin về bản quyền, thông tin liên hệ hoặc chính sách bảo mật của trang web.
Thông thường, phần chân trang của một website sẽ có những thông tin sau:
- Địa chỉ liên hệ.
- Bản đồ đường đi.
- Thông tin bản quyền website.
- Menu.
- Link liên kết đến những trang mạng xã hội cùng đơn vị chủ quản, cùng mục tiêu hoạt động với website.
- Các dịch vụ đơn vị chủ quản website cung cấp.
- Địa chỉ email.
==> Xem thêm: TOP 5 CÔNG TY THIẾT KẾ WEBSITE UY TÍN NHẤT TẠI HÀ NỘI
LIÊN HỆ HỢP TÁC CÙNG Technox
- Địa chỉ: Phạm Tuấn Tài, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
- Đường dây nóng: 0376 175 030
- Fanpage: Công ty TNHH Technox Việt Nam
- Email: Technox.vn@gmail.com